Đối với trẻ nhỏ, các cấp độ giao tiếp của trẻ phát triển dần theo độ tuổi. Ngay từ khi trẻ chào đời, các con giao tiếp bằng mắt, qua các cử động của chân, tay, đặc biệt là qua tiếng khóc… Lên 3 tuổi, trẻ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, thể hiện thái độ, cảm xúc thông qua giao tiếp phi ngôn ngữ như ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt, nét mặt… Vì vậy, giao tiếp chính là “công cụ” quan trọng để trẻ tồn tại và phát triển.
Dưới đây là 5 cách giao tiếp cùng trẻ thể hiện giao tiếp tích cực, đúng cách và yêu thương mà Nobel school muốn truyền tải.
1. “DÁN NHÃN” CON: Khi đứa trẻ từ chối ăn món ăn ba mẹ yêu cầu, người lớn thường kết luận ngay là con lười ăn, khó tính, khó bảo. Khi con phản ứng tiêu cực khi phải san sẻ đồ chơi với người khác, ba mẹ ngay lập tức nói con không biết chia sẻ mà không chịu lắng nghe con giãi bày… Hành động tưởng như vô tình của ba mẹ lại vô tình “dán nhãn” con về tính cách, hành động, càng khiến con bướng bỉnh, không nghe lời hơn.
Thay vì nhận xét, đánh giá trẻ, ba mẹ hãy trò chuyện cùng con, chia sẻ với con để con bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân, từ đó phân tích cho con hiểu về cách cư xử lịch sự, nhã nhặn.
2. SO SÁNH: Việc so sánh trẻ với con nhà người ta càng khiến con trở nên tự ti, khép mình, khó hòa nhập với mọi người xung quanh. Bởi vậy, ba mẹ hãy tôn trọng cá tính riêng biệt của con, đồng hành cùng con phát huy những điểm mạnh, cải thiện những điểm yếu nhé!
3. KHÔNG TIN TƯỞNG CON: Sự tin tưởng và sẵn sàng ở bên con khi con gặp bất cứ vấn đề gì chính là động lực giúp trẻ thêm tin tưởng bản thân mình và tự tin hơn. Thay vì nói “Mẹ nghĩ con không thể làm được”, hãy nói “Mẹ tin con có thể làm được. Cố lên nhé!”
4. TỰ QUYẾT ĐỊNH THAY CON: Trẻ luôn có nhu cầu được ra quyết định độc lập như một người trưởng thành. Đừng nên ép buộc con phải theo ý mình, hãy mời gọi con cùng thảo luận để đưa ra lựa chọn. Hãy thôi thúc con tự trải nghiệm theo cách riêng và tự rút ra những bài học hữu ích cho chính mình.
5. THƯỞNG PHẠT, KHEN CHÊ: Thưởng phạt, khen chê sẽ tạo nên những rào cản tâm lý vô hình trong trẻ như làm được sẽ được khen, thưởng, không làm được sẽ bị chê, bị phạt. Cứ thế, các con sẽ càng áp lực và bị phụ thuộc vào những phần thưởng, lời khen.
Thay vì thưởng phạt, khen chê, người lớn hãy nói lời động viên, khích lệ trẻ khi con thực hiện điều gì đó. Đừng quên thể hiện sự tin tưởng con và cho con thấy ba mẹ luôn tôn trọng và sẵn sàng chấp nhận cá tính của con trong mọi hoàn cảnh.
Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non là việc làm rất cần thiết và quan trọng mà cha mẹ cần chú trọng rèn luyện cho con ngay từ khi còn nhỏ. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp quý phụ huynh áp dụng đúng cách và hiệu quả các phương pháp để giúp trẻ hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp. Hệ thống giáo dục Nobel school có 6 cơ sở trường Mầm non Nobel đặt tại các huyện, thành phố Thanh Hóa với phương pháp giáo dục sớm sẽ mang đến cơ hội cho trẻ rèn luyện kỹ năng giao tiếp để phát triển toàn diện.