Cứ đến giai đoạn cuối cấp, các bạn học sinh lại “đau đầu” vì chọn nghề, chọn trường. Nhiều bạn mông lung không biết bản thân đam mê điều gì, yêu thích công việc ra sao… Từ đó khiến việc lựa chọn ngành nghề trở nên khó khăn, thậm chí phải lệ thuộc vào ý kiến của những người đi trước.

Do đó, việc định hướng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ trở nên rất quan trọng, bởi đây sẽ là kim chỉ nam để chinh phục ước mơ và gây dựng cuộc sống chất lượng hơn. Như Khổng Tử đã từng nói: “Hãy chọn công việc bạn yêu thích, bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào trong cuộc đời của mình”.

Định hướng ngành nghề chính xác, đúng sở trường giúp bạn như “cá gặp nước”, được vẫy vùng trong biển cả bao la và phát huy hết khả năng, sở trưởng của mình. Khi bạn đã có niềm tin vào quyết định của mình sẽ nhận được sự tin tưởng và đồng thuận của phụ huynh. Hơn hết, xây dựng định hướng nghề nghiệp từ sớm còn tránh cho người trẻ đi vào những con đường sai lầm, gây mất thời gian, công sức và tiền bạc.

Hiểu mình, hiểu nghề, định hướng sớm, thành công sớm!

Cùng Nobel school tìm hiểu 6 bước tự định hướng nghề nghiệp cho bản thân

+ Bước 1: Vượt qua cản trở về cách định hướng nghề nghiệp của bố mẹ, người thân.

Khi bạn định hướng nghề nghiệp cho bản thân vượt qua rất nhiều rào cản, khi vượt qua được rào cản của chính bản thân mình rồi bạn lại gặp ngay phải rào cản từ phía gia đình và người thân của bạn. Nhiều bạn bị gia đình ép buộc làm việc theo ngành nghề bộ mẹ lựa chọn cho hoặc làm nghề nghiệp theo truyền thống của gia đình. Không thể phủ định rằng những lời khuyên của bố mẹ hay người thân là không có ích được vì họ cũng đều muốn tốt cho tương lai và nghề nghiệp sau này của bạn. Bạn nên tiếp thu những ý kiến định hướng, những lời khuyên của gia đình. Nhưng nếu bạn thấy nó có ích và đúng với định hướng của bạn thì bạn nên nghe còn không đúng thì bạn có thể phản bác và đưa ra quan điểm của mình. Đặc biệt bạn nên tránh tình trạng định hướng theo xu hướng của bạn bè, thấy bạn bè chọn mình cũng chọn, bạn cần vượt qua nó để khách quan nhất trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân.

+ Bước 2: Tìm hiểu về các lĩnh vực nghề nghiệp trong xã hội hiện nay

Sau khi vượt qua được rào cản của gia đình và bạn bè bạn cần có một sự khách qua khi tìm hiểu về các lĩnh vực trong thị trường lao động Việt Nam. Qua việc bạn tìm hiểu về việc làm bạn sẽ thấy được đâu là ngành nghề đang được xã hội cần, ngành nghề nào cần tuyển nhiều lao động cũng như thấy được những nghề nào là đi dài được trong tương lai. Qua việc tìm hiểu về các lĩnh vực nghề nghiệp trong xã hội xã giúp bạn có các nhìn thiết thực hơn trong việc đánh các công việc nghề nghiệp ở xã hội. Nghề nào nên chọn và nghề nào không, xu hướng phát triển của thị trường nghề nghiệp tương lai, để bước đầu vạch ra cho mình được các nghề nghiệp vừa phù hợp với xã hội lại có cơ hội phát triển và cạnh tranh trên thị trường lao động, thị trường việc làm ở nước ta.

+ Bước 3: Xác định đâu là thế mạnh của bản thân

Bạn đã định hướng và vạch ra được danh sách các nghề nghiệp có triển vọng của bản thân. Điều bạn cần làm là nhìn lại bản thân xem thế mạnh của mình là ở đâu. Nhiều bạn trẻ có quan niệm sai về việc định hướng nghề nghiệp theo sở thích của bản thân thích nghề nào thì định hướng theo nghề đó. Việc định hướng nghề nghiệp bản thân thì bạn không nên phụ thuộc quá nhiều vào sở thích, có sở thích là rất tốt. Tuy nhiên, bạn nên vạch ra các thế mạnh của bạn thân là gì để có thể định hướng nghề nghiệp cho bạn thân đúng nhất. Bản sẽ thành công trong việc nếu bạn làm công việc theo thế mạnh của mình và đạt được hiệu quả cao trong công việc của mình. Chính vì vậy, hãy xem đâu là thế mạnh của mình để định hướng theo thế mạnh của mình để có một công việc phù hợp nhất với bạn trong tương lai.

+ Bước 4: Lập danh sách các yếu tố ảnh hưởng đến nghề nghiệp bạn mong muốn

Khi bạn xác định được thể mạnh của mình là ở khía cạnh nào và phù hợp với ngành nghề nào trên thị trường việc làm. Bạn bắt đầu định hướng cho việc học để hướng theo ngành nghề đó. Bạn bắt đầu nên lập danh sách các yếu tố ảnh hưởng đến nghề nghiệp tương lai của bạn. Mỗi một nghề nghiệp bạn lựa chọn sẽ có những yếu tố ảnh hưởng khác nhau. Việc bạn lập danh sách các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng của mình sẽ cho bạn những câu trả lời về cách giải quyết đối với các yếu tố ảnh hưởng đó. Việc làm danh sách các yếu tố ảnh hưởng đến nghề nghiệp của bạn càng cụ thể, thì việc bạn đánh giá nghề nghiệp phù hợp với bản thân càng rõ ràng hơn, qua việc bạn có thể đáp ứng được các yếu tó ảnh hưởng đến nghề nghiệp đó không. Và đưa ra được quyết định đúng đắn nhất về các nghề nghiệp tương lai cho mình.

+ Bước 5: Học các kỹ năng bổ trợ cho ngành nghề

Bạn đã xác định được hướng đi của nghề nghiệp tương lai của mình. Vậy điều tiếp theo bạn nên làm đó là cần bổ trợ thêm các kỹ năng để phục vụ cho ngành nghề đó, đặc biệt là các kỹ năng mềm. Bạn nên tham gia các khóa học về kỹ năng mềm để khám phá được các năng lực tiềm ẩn của bản thân và đánh thức động lực học tập hiệu quả của mình. Để thành công được trong công việc, qua khảo cho thấy thì chỉ 25% của sự thành công đến từ kiến thức chuyên môn của bạn, còn lại 75% sự thành công trong công việc đến từ những kỹ năng mềm của bạn trong công việc như thế nào. Đào sâu tìm hiểu các kỹ năng của bản thân bạn sẽ càng thấy được việc làm mình mong muốn nào là phù hợp với bản thân mình và phù hợp với sự phát triển của xã hội.

+ Bước 6: Tự mình trải nghiệm và khám phá ngành nghề mình đánh giá là phù hợp với bản thân

Cuối cùng để biết chắc chắn nghề nghề nghiệp đó có phù hợp với bản thân mình hay không bạn cần  có những trải nghiệm và khám phá về ngành nghề đó bằng việc tham gia các công việc làm thêm về ngành đó ngay từ khi con ngồi trên ghế nhà trường để trải nghiệm và thấy được sự phù hợp với bản thân mình như thế nào. Nó cũng là cơ hội để bạn có thêm kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình xin việc sau khi tốt nghiệp đó.